Các ứng dụng thực tế của Blockchain và Tiền điện tử: Thay đổi tài chính truyền thống và định hình tương lai
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào cách công nghệ blockchain đang định hình lại tài chính truyền thống và tương lai của chúng ta.
Bitcoin: Vàng kỹ thuật số của thế kỷ 21
Bạn đã từng suy nghĩ về việc chuyển đổi vàng, một nguyên tố hữu hình và lấp lánh, thành một tài sản kỹ thuật số vô hình nhưng có tác động sâu sắc trên phạm vi toàn cầu chưa?
Đó chính là câu chuyện về Bitcoin, thường được gọi là "Vàng kỹ thuật số" của thế kỷ 21.
Bitcoin xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và nổi lên như một loại tài sản kỹ thuật số mang tính cách mạng với tiềm năng định nghĩa lại khái niệm về tiền mặt. Từ khởi đầu khiêm tốn khi chỉ đáng giá bằng một vài chiếc pizza cho đến khi tăng trưởng nhanh chóng và trở thành một tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD, Bitcoin đã viết nên một lịch sử đáng chú ý của riêng mình. Nhưng lý do đằng sau việc so sánh Bitcoin với vàng, một tài sản vật chất đã phục vụ như một phương tiện lưu trữ giá trị trong hàng ngàn năm là gì?
Tính đến ngày 16/5/2023, hơn 92% nguồn cung Bitcoin đã được khai thác.
Nguồn: Blockchain.com
Tương tự như vàng, Bitcoin hữu hạn và chỉ có tổng cộng 21 triệu Bitcoin để khai thác, tạo nên giá trị khan hiếm vốn có. Bitcoin cũng duy trì tính độc lập và không phụ thuộc vào chính phủ như vàng, không bị kiểm soát và can thiệp từ chính phủ. Tuy nhiên, Bitcoin lại vượt trội hơn khi có thể được di chuyển, chia nhỏ và xác minh, điều mà vàng không thể làm được bởi những giới hạn về bản chất vật lý của nó. Sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới, giữa phương tiện lưu trữ giá trị truyền thống và công nghệ tiên tiến, là lý do khiến cho nhiều người gọi Bitcoin là 'Vàng kỹ thuật số' của thời đại này.
Cân nhắc đầu tư vào Bitcoin (BTC)? Chỉ mất 2 phút để tạo tài khoản trên Bitget và bắt đầu giao dịch Bitcoin!
Stablecoin: Cách mạng hóa giao dịch USD bằng tốc độ cực nhanh của Internet
Chuyển tiền quốc tế truyền thống có thể tốn kém và chậm chạp, thường khiến người gửi phải chịu mức tỷ giá bất lợi. Liệu có giải pháp nào kết hợp sự ổn định của USD với tốc độ và phạm vi toàn cầu của internet không?
Hãy khám phá thế giới của stablecoin, một loại tiền điện tử được thiết kế để duy trì giá trị ổn định và thường được neo với giá USD, EUR hoặc vàng. Thiết kế độc đáo này nhằm kết hợp những lợi thế của cả hai thế giới: giao dịch xuyên biên giới, nhanh chóng và an toàn, kết quả là một loại tiền điện tử có mức độ ổn định tương đương với tiền fiat.
USDT là đồng tiền dẫn đầu thị trường stablecoin với mức thống trị thị trường là 63.69% trong tháng 05/2023.
Nguồn: DeFiLlama
Các giao dịch của stablecoin có thể được xử lý với tốc độ đáng kinh ngạc, cho phép một doanh nghiệp tại Hoa Kỳ thanh toán cho một nhà cung cấp ở Nhật Bản chỉ trong vài phút, so với việc mất vài ngày khi sử dụng ngân hàng truyền thống. Khả năng giao dịch gần như tức thời này trái ngược hoàn toàn với thời gian xử lý thường kéo dài liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới truyền thống.
Mỗi giao dịch được ghi lại trên một sổ cái công khai phi tập trung, một mức độ minh bạch hiếm thấy trong các ngân hàng truyền thống, kết hợp với các biện pháp bảo mật bằng mật mã để chống lại gian lận và tấn công. Khác với sự biến động giá trị hàng ngày của các loại tiền điện tử khác, stablecoin, nhờ được neo giá với tài sản ổn định, cung cấp một phương tiện thực hiện giao dịch kỹ thuật số có thể dự đoán và đáng tin cậy hơn.
Uniswap: Thu hẹp khoảng cách giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung (DeFi)
Chúng ta có phải đang chứng kiến một sự thay đổi mang tính cách mạng trong ngành tài chính với sự ra đời của Tài chính phi tập trung (DeFi)? Uniswap, một giao thức sàn giao dịch phi tập trung, có thể là đáp án thuyết phục cho câu hỏi này.
Tổng số người dùng Uniswap theo thời gian
Nguồn: Dune analytics
Uniswap là một giao thức sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng trên blockchain Ethereum. Kể từ khi ra mắt vào năm 2018, Uniswap đã nhanh chóng đạt được sức hút trong cộng đồng tiền điện tử với hơn 5 triệu người dùng. Điểm đặc biệt của Uniswap và tài chính phi tập trung (DeFi) nói chung đều nằm ở khả năng loại bỏ vai trò trung gian. Việc sử dụng công nghệ blockchain tạo ra một hệ sinh thái tài chính ngang hàng, nơi các giao dịch diễn ra minh bạch, an toàn và nhanh chóng. Khả năng hoán đổi trực tiếp giữa các loại tiền điện tử khác nhau mang lại cho người dùng quyền kiểm soát chưa từng có đối với tài chính của họ.
Hơn nữa, Uniswap cho phép bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản bằng cách ký gửi tài sản vào các nhóm thanh khoản. Điều này khác biệt hoàn toàn so với các mô hình tài chính truyền thống, nơi chỉ một số ít các tổ chức đặc quyền mới có thể cung cấp thanh khoản. Phương pháp tiếp cận mới lạ này không chỉ tạo điều kiện cho một hệ sinh thái tài chính dân chủ mà còn đóng góp vào khả năng phục hồi và phi tập trung của hệ thống.
Từ góc độ rộng hơn, Uniswap và các nền tảng DeFi tương tự đang thay đổi những động lực quyền lực cơ bản trong lĩnh vực tài chính. Bằng cách phi tập trung hóa quyền kiểm soát và quyền truy cập, các nền tảng DeFi đang tạo điều kiện cho một hệ sinh thái tài chính toàn diện hơn, mở đường cho tương lai của ngành tài chính.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các ý kiến thể hiện trong bài viết này chỉ nhằm mục đích thông tin. Bài viết này không cấu thành sự đảm bảo cho bất kỳ sản phẩm và dịch vụ nào được thảo luận hoặc lời khuyên đầu tư, tài chính hay giao dịch. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia.